Giới thiệu Đền Thượng

Đền Thượng Ba Vì, ngọn núi Tổ của Đại Việt. Nơi linh thiêng nhất hội tụ những tinh hoa của non sông Việt Nam.

Núi Ba Vì còn là nơi thờ phụng của hai vị trong Tứ Bất Tử đó là Sơn TinhMẫu Liễu Hạnh. Bên cạnh đó còn thờ Đức Thánh TrầnBác Hồ Chí Minh.

Du xuân đầu năm không những hành lễ tại Tứ Trấn Thăng Long.

  1. Đông Trấn – Đền Bạch Mã (Phố Hàng Buồm)
  2. Tây Trấn – Đền Voi Phục (Công viên Thủ Lệ)
  3. Nam Trấn – Đền Kim Liên (đường Kim Hoa)
  4. Bắc Trấn – Đền Quán Thánh

Cầu bình an, sức khỏe, may mắn cho gia đình, bạn bè và người thân. Tuy nhiên một nơi vô cùng quan trọng khác gắn liến với nhiều sự tích dựng nước, chống giặc ngoại xâm.

Đó chính là Núi Ba Vì, nơi nguồn cội của non sông, long mạch chủ của Việt Nam quốc. Để tìm hiểu và đi lễ tại Núi Ba Vì, các cụ tìm hiểu thêm ở đây thờ ai?

Xem thêm:

Đền Thượng – Núi Ba Vì thờ ai?

Tour Đền Thượng Núi Ba Vì đi lễ nơi thờ phụng Đức Thánh Tản (Sơn Tinh/ Tản Viên Sơn Thần) ngự trong long ngai sơn son thiếp vàng.

Cổng lên đền thượng Ba Vì
Cổng lên đền thượng Ba Vì

Bên tả: Thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Vương).

Bên hữu: Thờ tam tòa Thánh Mẫu (Mẫu Thượng Ngàn)

Đền thượng được xây dựng tháng 10 năm 1993 rất kỳ công, tuy nhỏ nhưng linh thiêng vô vàn.

Từ Đền Thượng leo thêm vài chục bậc đá cao dựng đứng chúng ta lên tới đỉnh nơi có đền thờ Mẫu.

Nơi đây có lầu tám góc, trong lầu có đặt tượng Địa mẫu, cạnh đó là bệ thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên, Quỳnh Hoa và Quế Hoa Công chúa…

Đền Thượng Ba Vì nên đi khi nào?

Diễn ra quanh năm, nhưng đặc biệt từ Tết kéo dài đến hết tháng 3.

Vào mùa từ tháng 3,4,5 đi Đền Thượng và đền thờ Bác Hồ rất đẹp, do chư vào mùa mưa nên rất mát và vô cùng trong lành.

Vào mùa thu từ cuối tháng 9 đến tháng 11 hanh khô, nhiều nắng và cũng là mùa của hoa dã quỳ nở rộ ở Núi Ba Vì.

Để đi Lễ Đền Thượng ở Núi Ba Vì. Từ Hà Nội các cụ ngồi xe khoảng 1 tiếng là có mặt, để lên được Đền Thượng cần phải mua vé thắng cảnh 60,000đ/1 người.

Vé cho người già, khuyết tật: 30,000đ. Vé cho sinh viên: 20,000đ, học sinh là 10,000đ

Vé gửi xe máy 5,000đ, vé gửi ô tô 25,000đ.

Để đi lễ Đền Thượng – Núi Ba Vì các cụ theo trình tự

  1. Đền Hạ
  2. Đền Trung
  3. Đền Thượng
  4. Đền Mẫu
  5. Đền thờ Bác Hồ

Ngoài ra quý bà, quý cô, anh chị có thể tham quan khu di tích lịch sử K9 nằm trong quần thể Vườn quốc gia Ba Vì.

Chuẩn bị lễ vật đi Núi Ba Vì.

Đền Thượng thờ thánh chính vì vậy các cụ nên chuẩn bị đa dạng như: Lễ chay, lễ mặn, lễ ngọt dâng lên ban thờ.

Lễ mặn như xôi gà, bánh chưng, bánh giày, giò, thịt luộc. Lễ ngọt là các loại bánh trái, lễ đồ chay làm sẵn. Bên cạnh đó hương và hoa không thể thiếu nên sắp đủ.

Quãng đường từ điểm gửi xe lên Đền Thượng khá xa và dốc cao. Chính vì vậy nếu lễ lớn cần phải thuê người gánh lên đền.

Đền Thượng – Đền Mẫu cầu quốc thái dân an, sức khỏe, hòa bình, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa hàng bội thu.

Bên cạnh đó tại ban thờ Mẫu, những gia đình hiếm muộn cũng nên cầu tự ở đây. Chốn linh thiêng giữa tinh hoa của trời và đất, hãy thành tâm và may mắn ắt sẽ tới.

Đền Thờ Bác Hồ

Sau khi lễ Đền Thượng, Đền Mẫu xong, mọi người cùng tản bộ leo thêm 2km nữa lên đỉ cao nhất của Núi Ba Vì.

đường lên đền thờ bác hồ
Đường lên đền thờ Bác Hồ

Tại đây có Tháp Báo Thiên với 88 đức Phật an vị. Dựa theo Đại Thắng Tư Thiên Bảo Tháp từ thời vua Lý Thánh Tông năm 1057.

Tháp Báo Thiên - Núi Ba Vì
Tháp Báo Thiên trên đỉnh Núi Ba Vì, phía dưới đền thờ Bác Hồ

Lên cao hơn nữa là Đền Thờ Bác Hồ, nơi đây luôn có bóng dáng của BÁC uy nhiêm ngắm non sông Việt Nam tươi đẹp vô cùng.

Đền thờ Bác Hồ
Chính ban thờ Bác Hồ
bên trong đền thờ Bác Hồ
bên trong đền thờ Bác Hồ

Dưới kia là Sông Đà, Sông Hồng uốn lượn những giọt phù sa, những cánh đồng xanh mướt. Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ba Vì, Hà Nội lọt trong tầm mắt của người.

Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên

Đền Mẫu Cửu Trùng Thiên, được xây dựng và thờ phụng ở các tỉnh phía bắc.

Mẫu Cửu Trùng Thiên
Tượng Mẫu Cửu Trùng Thiên mùa hoa lan đua nở trên đỉnh Ba Vì
  1. Tại thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội. Tên Đền Mẫu Cửu Trùng, hiện chưa có thông tin chính xác vêề thời gian xây dựng.
  2. Tại đền Cô Chín Sòng Sơn
  3. Tại đền Rồng, Thanh Hóa
  4. Đền  Mẫu Cửu Trùng Thiên chính ở Đồng Đăng Linh Tự. Nơi thờ Phật và Mẫu bán thiên, đây là nơi tín ngưỡng nổi tiếng về thờ Mẫu của Việt Nam.

Lễ Mẫu Cửu Trùng Thiên khi nào?

Ngày mùng 9, tháng 9 hàng năm. Là ngày tiệc của Mẫu Cửu Trùng Thiên.

Trong ban Tam Tòa Thánh Mâu, thường không thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên. Tượng Mẫu thường được đặt ngoài trời, nơi có vị trí cao nhất.

Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên - Ba Vì
Ban thờ Mẫu Cửu Trùng Thiên – tại đền Mẫu Ba Vì

Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên là thánh mẫu cai quản 9 tầng trời bao gồm.

Tầng Trời thứ 1: trên từng Trời nầy có Vườn Ngạn Uyển do Nhứt Nương DTC cai quản.

Tầng Trời thứ 2: trên từng Trời nầy có Vườn Ðào Tiên của Ðức Phật Mẫu do Nhị Nương cai quản.

Tầng Trời thứ 3: tên gọi là Thanh Thiên.

Tầng Trời thứ 4: Huỳnh Thiên.

Tầng Trời thứ 5: Xích Thiên.

Tầng Trời thứ 6: Kim Thiên.

Tầng Trời thứ 7: Hạo Nhiên Thiên, do Ðức Chuẩn Ðề Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát cai quản.

Tầng Trời thứ 8: Phi Tưởng Thiên, do Ðức Từ Hàng Bồ Tát cai quản.

Tầng Trời thứ 9: Tạo Hóa Thiên, do Ðức Phật Mẫu cai quản và Ðức Phật Mẫu chưởng quản tất cả 9 từng Trời của Cửu Trùng Thiên.

Bên dưới là Cửu Trùng Thiên (9 từng Trời)

Kế trên là từng Trời thứ 10: Hư Vô Thiên, do Ðức Nhiên Ðăng Cổ Phật chưởng quản.

Kế tiếp là từng Trời thứ 11: Hội Nguyên Thiên.

Trên hết là từng Trời thứ 12: Hỗn Nguyên Thiên.

Hai từng Trời 11 và 12 do Ðức Di-Lạc chưởng quản. 12 từng Trời ấy được gọi chung là Thập nhị Thiên.

Trong Thập nhị Thiên có Cửu Trùng Thiên. Các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật khai hóa Cửu Trùng Thiên được gọi là Cửu Thiên Khai Hóa.

Các Ðấng Thần, Thánh, Tiên, Phật khai mở Thập nhị Thiên được gọi chung là Thập nhị Khai Thiên.

Bố cục tế lễ

Khi có tế lễ, chức sắc Ðại Thiên phong hàng Tiên vị qui liễu.

Hội Thánh cho dựng bên trên Ðài Cửu Trùng Thiên, một cái nhà rộng có 8 cột cao khoảng 12 mét. Đứng theo hình Bát Quái, nóc nhà có 8 mái tạo thành 8 cung Bát Quái.

Tại mỗi cung có vẽ một bức tranh lớn nói lên ý nghĩa của mỗi cung theo Bát Quái đồ:

Cung Càn: vẽ cảnh Rồng bay trên mây.

Cung Khảm: vẽ cảnh biển cả mênh mông.

Cung Cấn: vẽ cảnh núi non.

Cung Chấn: vẽ cảnh sấm chớp.

Cung Tốn: vẽ cảnh bão tố.

Cung Ly: vẽ cảnh núi phun lửa.

Cung Khôn: vẽ cảnh con trâu cày đất.

Cung Ðoài: vẽ cảnh đầm nước, ao hồ.

Bài Văn khấn Mẫu Cửu Trùng Thiên

Mẫu Cửu Trùng Thiên
Dâng kính lễ vật lên Mẫu Cửu Trùng Thiên – Núi Ba Vì

Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật! Nam mô A Di Đà Phật!

Hương tử chúng con, thành tâm kính lạy. Đức Hiệu Thiên chí kim quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Kính lạy Đức Cửu Trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

Kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hòa Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu.

Kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

Kính lạy Đức đệ tam Thủy Phủ, Lân nữ công chúa.

Kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh mẫu, tứ vị Chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là . . . . . . . . . . . Ở tại . . . . . . . . . . . Cùng toàn thể gia đình đến nơi Điện (Phủ, Đền) . . . . . . . chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật. Cúi xin các Ngài xót thương ủng hộ, kiến cho gia chúng con tiêu trừ tai nạn.

Điềm lành thường tới, điềm dữ lánh xa. Hết tai ương bệnh tật trong nhà, hưởng thịnh vượng an lành mãi mãi.

Tài như nước đến, lộc như mây về, bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có phúc lành tiếp ứng.

Lại xin: Thể đức hiếu sinh, rủ lòng cứu độ, khiến cho chúng con như ý sở cầu, cho hương tử tòng tâm sở nguyện.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn tấu.