Các điểm thăm quan nổi bật ở Mù Cang Chải

 

Bản Lìm Mông và Lìm Thái

Đứng từ bên này con đèo Khau Phạ hiểm trở, theo tầm mắt thẳng phía trước, thấy một con đường như sợi chỉ mỏng vắt thẳng lên trời. Nơi xa tít tắp ấy có ngôi làng nhỏ mang tên Lìm Mông. Bản Lìm Mông là một trong những nơi có ruộng lúa đẹp nhất tại Mù Cang Chải.

Bản Lìm Mông xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải -Yên Bái từ bao đời nay vẫn ẩn mình trong mây. Xưa nay, dân phượt vẫn thường rỉ tai nhau nơi đây là một trong những “tứ đại hiểm địa” Tây Bắc bởi độ khó hiểm trở của đường đi và cả bởi đó cũng là nơi… tận cùng, và Lìm Mông là một trong số ấy, đầy hấp lực đầy mời gọi và cũng đầy thách thức.

Lìm Mông là một trong những nơi cơi có cánh đồng lúa đẹp nhất Mù Căng Chải

Bản Lìm Mông là một trong những nơi có cánh đồng lúa đẹp nhất Mù Cang Chải. Vì vậy, để bắt trọn khoảnh khắc của mùa lúa chín, của những cánh đồng vàng ươm, mùi lúa chín, nhiều du khách đã không ngại khó khăn mà ghi lại những bức tranh đẹp hiếm có. Đứng nhìn từ đèo Khau Phạ, con đường như sợi chỉ mỏng dắt thẳng lên trời. Nổi bật hơn cả là từng lớp lúa tạo nên vô vàn màu sắc tươi đẹp quyến rũ lòng người.

Bản Lìm Thái

Một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi, Lìm Thái là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Thái Mù Cang Chải. Nằm giữa thung lũng Cao Phạ bản Thái đã trở thành cái tên quen thuộc với rất nhiều du khách khi tới Mù Cang Chải, điều làm nên sức hút của bản Thái là những nét văn hoá đặc sắc của của người Thái Tây Bắc cùng phong cảnh làm say đắm bất cứ ai đã một lần đặt chân tới.

Lìm Thái là ngôi làng nhỏ nằm bình yên giữa thung lũng

Tới đây bạn có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của người Thái, tắm nước lá thuốc theo cách cổ truyền của người Thái, nghỉ ngơi tại nhà sàn và cùng tổ chức các buổi giao lưu, đốt lửa trại.

 

Đồi mâm xôi và đồi móng ngựa – di sản quốc gia ruộng bậc thang

Nằm trong ưu tiên hàng đầu để thăm quan khi tới Mù Cang Chải, ruộng bậc thang 

Năm 2007, ruộng bậc thang ở 3 xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha được Nhà nước công nhận Danh thắng quốc gia. Không chỉ vậy, Mù Cang Chải còn vào top 10 ruộng bậc thang đẹp nhất thế giới. 

Thác Pú Nhu và Thác Mơ 

 

Rừng trúc Púng Luông 

Cách thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái) chừng 20km, khu rừng trúc Nả Háng Tủa Chử thuộc xã Púng Luông có tuổi đời hơn 60 năm, hút hồn du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ, rộng hơn 1ha.

Chợ phiên Mù Cang Chải

Đã từ lâu, xuống chơi chợ là nét sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống người dân vùng cao Mù Cang Chải. Ở huyện vùng cao này có 3 chợ chính là chợ Ngã Ba Kim, chợ huyện Mù Cang Chải và chợ Khao Mang.

Nằm ở độ cao khoảng 1.400 mét so với mực nước biển, nhiệt độ ở đây luôn ổn định, cái nắng, cái gió của Mù Cang Chải không gay gắt, khó chịu như dưới xuôi. Rất nhiều du khách lên đây có thể cảm nhận khí hậu Mù Cang Chải không khác Sa Pa của tỉnh Lào Cai là mấy. Chăn bông là thứ bán rất đắt hàng vì ở đây người dân dùng quanh năm. Mới chưa đến 7 giờ, những dòng người từ các xã đã nô nức kéo về chợ Ngã Ba Kim. Men theo những lối mòn nhỏ nay đã thành đường, hòa trong sắc xanh của ngô, của núi đồi, nổi bật lên màu sắc rực rỡ của trang phục đồng bào các dân tộc, các cô gái Mông trong trang phục truyền thống tay cầm ô, lưng đeo gùi sơn tra xuống chợ. Nắng sớm vương trên những khuôn mặt đã lấm tấm mồ hôi, nhưng trên mặt ai cũng lộ vẻ hân hoan, háo hức.

Chợ bày bán mọi thứ, từ khắp nơi mang đến, các loại mặt hàng được trưng bày và bán tại phiên chợ gồm có các sản phẩm nông, lâm sản như: Mật ong, táo mèo, rượu thóc, rượu lúa mì, măng ớt, rau cải, gạo nếp, thảo quả, bí, su su, khoai tây, bánh dày…; Các sản phẩm hàng thổ cẩm như: Trang phục các dân tộc Mông, Thái, túi đeo, túi điện thoại…; các sản phẩm nhạc cụ dân tộc của người Mông, Thái như: Khèn Mông, sáo ngang, sáo dọc, pí dân tộc Thái, đàn tính tẩu, đàn môi; các sản phẩm rèn, đúc; sản phẩm đan lát, sản phẩm truyền thống… Hàng thổ cẩm được bày bán ngay bên lề đường, người mua tha hồ xem, kể cả bới tung lên mà chọn, nếu khách không ưng, không mua cũng chẳng sao. Chợ Trung tâm huyện Mù Cang Chải được chia thành nhiều khu, đầu cổng chợ chính, người ta bày bán đủ các loại rau như: Bầu, bí, cải, cà chua, đậu tương… được xếp ngay ngắn trên những chiếc sạp bằng tre, gỗ. Những bó rau xanh to có lẽ phải bằng ba bốn bó dưới xuôi nằm đợi người mua.

Đi vào cổng chợ chính là nơi bán các nhu yếu phẩm cần thiết cho đời sống thường nhật, từ cái kim, sợi chỉ, lít dầu, cân muối, mỡ, vải vóc đều tập trung tại đây. Những mặt hàng như: Dép nhựa, đèn pin, ô che nắng, quần áo… hàng không được tinh xảo nhưng chúng có giá khá rẻ và phù hợp với người vùng cao. Phía giáp với Bến xe huyện, người dân khắp nơi về bán nông sản như: Sơn tra, măng ớt, rau cải, con gà, con vịt của gia đình. Cuối chợ là dãy hàng ăn, nơi những nồi nước dùng to bốc hơi nghi ngút.

Sau một phiên chợ, đàn ông người Mông ngồi nhâm nhi mời nhau những chén rượu thơm lừng. Đàn ông người Mông có cái hay trong sự uống rượu là mời nhau phải cạn chén, mời đi, mời lại, khi nào ngà ngà mới thôi. Khi mặt trời đứng bóng, mọi người hối hả ra về. Đâu đó trên những con đường về bản, những cô vợ trong lúc ngồi đợi chồng mình đôi tay còn mải miết thêu. Thi thoảng bên vệ đường cũng có chàng quá chén đang đánh một giấc say sưa, ngon lành.

Chợ phiên vùng cao Mù Cang Chải mang bản sắc văn hóa dân tộc hết sức sinh động, là không gian sinh hoạt cộng đồng đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông. Có lẽ vì vậy mà những phiên chợ vùng cao nơi đây đã và đang thu hút đông đảo du khách trên mọi miền đất nước và du khách quốc tế.

Leave a Comment

Your email address will not be published. All fields are required.